Linh đạo

Tóm Lược Tiểu Sử Vị Sáng Lập Dòng: Mẹ Thánh Têrêxa Avila

Têrêxa de Cepeda y Ahumada sinh tại thành Avila nước Tây Ban Nha ngày 28/03/1515. Xuất thân từ hoàn cảnh xã hội hoàn toàn công giáo của Avila, thành trì của các Thánh. Têrêxa lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, Cha là ông Don Alonso Sanchez de Cepede và bà Dona Beatriz de Ahumada rất tế nhị trong việc giáo dục con cái.

Khi lên 07 tuổi, đọc hạnh các Thánh, hình ảnh thiên đàng, nơi mà người ta được đời đời hạnh phúc, ám ảnh người. Người mơ ước được tử đạo, vì cho rằng đó là phương thế nhanh nhất để lên thiên đàng. Têrêxa chia sẻ mộng ước đó với người anh tâm phúc Rodrigue, lớn hơn Têrêxa bốn tuổi, thường hay đọc sách chung với Người. Cảm động thay ước muốn trẻ thơ đó! Tuy nhiên niềm thán phục vẫn vương lại mối lo ngại tương lai. Têrêxa yêu mến Rodrigue hơn hết, và người đã khuất phục được anh. Khi người cậu đã dẫn hai đứa đào tẩu về tới nhà, Rodrigue thẹn thuồng luống cuống chữa lỗi: “Tại cái con nhỏ nó rủ con”.

Là một con người hoàn toàn cương quyết: Têrêxa đã cho, cho tất cả, không cho nửa chừng. Ta thấy nơi người một bản năng phong phú; nhưng bản năng phong phú này chưa được định hướng chắc chắn và rất có thể đi tới nguy hiểm. Vì thế trước khi được định hướng, Têrêxa còn phải trải qua nhiều giông tố gian nan!

Têrêxa mồ côi mẹ khi lên 13 tuổi. Bấy giờ Người chạy đến cùng Đức Trinh Nữ Maria, van xin Đức Mẹ làm mẹ mình. Ông Alonso, thâp phụ Têrêxa, thấy ngay những nguy hiểm đang theo con ông, ông đã gởi con vào nội trú tại trường Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc của các bà dòng Thánh Âu Tinh. Nhờ gần gũi một nữ tu thánh thiện và không ngoan phụ trách việc giáo dục các nữ sinh nội trú, Têrêxa hoàn toàn biến đổi. Thông minh và khôn khéo trong khi trò chuyện nữ tu Marie de Briceno, là thầy và cũng là người được Têrêxa tín nhiệm, đoán biết học trò mình có một khả năng yêu bao la nhưng chưa được hướng dẫn, còn ở trong tình trạng đi tìm kiếm. Dần dần nữ tu Marie nói với Têrêxa về niềm vui được hiến thân cho Thiên Chúa, cho duy một mình Chúa và khinh chê mọi sự thế gian.

Đến năm 18 tuổi, mặc dầu “ ghét cay ghét đắng” đời sống ẩn tu người cũng cương quyết chống trả với chính mình và quyết dâng mình cho Chúa. Người tự nhủ: “Những cố gắng và đau khổ tôi phải chịu trong tu viện hẳn không làm khốn tôi bằng lửa luyện tội. Vả lại, sau khi đã đáng sa hỏa ngục, mà tôi chỉ phải sống một ít năm trong lửa luyện tội thì không đáng kể, vì sau đó, tôi được bay thẳng về thiên đàng.

Thật khó hiểu cho những ai không biết đến tình yêu âu yếm vô biên của Thiên Chúa. Thời gian ở tập viện Têrêxa được tràn đầy an ủi. Người đã cam chịu nỗi đau khổ lúc từ giã nhà thân phụ ra đi. Người đã cam chịu nỗi đau khổ lúc từ giã nhà thân phụ ra đi. Người nói về cuộc ra đi này: “ trong giờ hấp hối chắc tôi cũng không thể đau khổ hơn; vì lúc ấy, mỗi xương tôi như tách rời nhau ra vậy”; nhưng rồi tất cả mọi sự trong tu viện làm tôi vui thích. Những lúc ở nơi tịch mạc, vắng vẻ, tôi được tràn đầy an ủi thiêng liêng”, những việc khó khăn nhất trở nên dễ dàng cho Người: “ Thiên Chúa đã biến đổi sự khô khan của linh hồn tôi ra một tình âu yếm vô bờ bến…Thật nhiều lần đang quét nhà trong những giờ mà khi xưa tôi đang vui chơi và trang điểm, thì một niềm hân hoan, niềm hân hoan không thể diễn tả, không biết từ đâu đến dâng tràn ngập hồn tôi, vì nghĩ rằng từ nay được thoát ly khỏi những điều ấy”.

Trong tu viện Nhập Thể ở Avila bấy giờ có chừng 180 nữ tu. Trong số đó có bao nhiêu ơn kêu gọi khả nghi. Chẳng hạn các thiếu nữ thuộc gia đình quý phái, tự giam mình vào trong đó chỉ vì đã không tìm được người bạn trăm năm lý tưởng. Vì thế chẳng có chi lạ nếu ta thấy bầu khí trong tu viện nhuốm mùi thế tục. Các phòng khách của tu viện trong thành Avila này có thể nói được là phản ảnh của nền văn minh Kitô giáo Tây Ban Nha hồi thế kỷ thứ XVI, là nơi người ta thích lui tới, trao đổi tin tức, bàn bạc, tranh luận sôi nổi và không tránh khỏi những va chạm về tình cảm. Thậm chí, những cấu chuyện ở phòng khách tu viện Nhập Thể chẳng khác chi loại chuyện người ta nói ở phòng khách của bà Rambouillet; nếu có thua kém, thì chỉ thua kém về phương diện trang trí thôi.

Một ngày kia, khi Têrêxa đã gần 40 tuổi, tình cờ người vào nhà nguyện, nơi có pho tượng Chúa chịu thương khó, coi pho tượng rất sống động. Chúa đợi người ở đó: “ khi nhìn thấy Chúa Giê-su đầy những thương tích, tôi cảm động vô cùng vì thấy Người chịu những đau khổ này vì chúng tôi. Tim tôi đau đớn như vỡ ra bởi nghĩ rằng tôi đã lấy những vô ơn tệ bạc mà đền đáp những vết thương ấy.” Bấy giờ người quỳ xuống và cầu nguyện với tất cả lòng tha thiết sốt sắng như những bệnh nhân  đến xin Chúa chữa, được thuật lại trong phúc âm. “Tôi khóc, tôi khẩn nài Chúa, xin Chúa ban ngay cho tôi một sức mạnh để từ nay tôi không còn xúc phạm đến Chúa nữa…Tôi thưa với Chúa là tôi sẽ không đi khỏi nơi ấy cho đến khi Chúa nhậm lời tôi”. Khi người chỗi dậy, Chúa đã nhận lời người, và người đã thưa “vâng”, tiếng vâng không hạn chế. Cuộc chiến đấu của tình yêu đã kết liễu. Giờ đây tình yêu sẽ làm cho Têrêxa ý thức tình yêu vượt trên mọi khoái lạc của trầm gian.

Có lẽ hơn bất cứ ai khác, Têrêxa cảm thấy: lãnh nhận tình yêu thì cũng phải đáp lại bằng tình yêu. Cũng vì thế, trót cả đời người, những thử thách nặng hơn hết là những thử thách của con tim.

Ngày 24/08/1562, khi được 47 tuổi, Têrêxa lập đan viện Cát Minh thứ nhất giữ luật nhặt tức là đan viện Thánh Giu-se ở thành Avila. Đây là buổi bình minh của tình yêu Têrêxa bắt đầu chiếu tỏa và thời gian ddonos sẽ bành tr trướng xa rộng. Chúng ta không thể nhắc lại hết tất cả các đan viện Thánh Giu-se ở Avila. Chưa kể đến những tu viện các nam cát sĩ đi chân không, trong 15 năm, từ năm 1567 cho đến khi từ trần năm 1582, thánh Nữ đã lập được 16 nữ đan viện và giúp đỡ cho nhiều tu viện dòng khác ra khỏi tình trạng khô khan, lạnh nhạt với đồi sống tu trì.

Dù biết rằng yêu thì “ phải thiệt thòi”, người vẫn yêu và còn biết yêu cả trong thử thách và cho tới khi trên giường chết. Bấy giờ người được 67 tuổi, hai năm sau hết đời người, Têrêxa  dốc hết sức lực để tiếp tục công cuộc lập dòng, những ngày sau hết cả đời người là một chặng đường thánh giá, nhưng chan chứa bình an.

Ngày 3/10, Mẹ Têrêxa rước lễ lần sau hết. Khi ấy người kiệt sức đến nỗi phải có hai nữ tu đỡi người trở mình trên giường, nhưng khi thấy linh mục đem mình Thánh Chúa vào, người chỗi dậy như một người mạnh khỏe và quỳ trên giường, mặt tỏa sáng và thốt lên những lời sau hết: “ Ôi Đấng là Bạn và là Chúa của con, giờ con mong ước đã đến. Lạy Chúa, Đáng con yêu mến, đây là giờ chúng ta gặp nhau, đây là giờ con bắt đầu đi, chúng ta lên đường, giờ đến rồi…?( Silverio).

Đến đêm, người chịu phép xức Dầu Thánh. Cơn hấp hối kéo dài trót ngày hôm sau. Từ 07 giờ sáng đến 09 giờ tối, chúng ta không thể nói chắc được đó là những giờ phút hấp hối hay xuất thần. Nằm nghiêng một bên giống ảnh Thánh Mađalêna lúc hấp hối, Têrêra siết chặt Thánh Giá trên ngực, thỉnh thoảng lại hôn kính và dường như đang say sưa trong cuộc đàm đạo thân mật, không thấy một vẻ gì là hấp hối hay chiến đấu. Chính  tình yêu đã cắt đứt những giây nối buộc giữa hồn và xác. Vào khỏang 09 giờ tối, Têrêxa thở ba cái nhè nhẹ và linh hồn người bay đi để muôn đời hưởng kiến Đấng Tình Yêu.

Ý định của Chúa về Thánh Têrêxa ý định đã hướng dẫn đời người là tuyệt đỉnh của Tình Yêu. Trong suốt đời Têrêxa đã tuyên bố: “ Chỉ có tình yêu là đáng kể! “ và chúng ta được tạo dựng cho một Đấng Tình Yêu và chỉ Tình Yêu mới đem lại một ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *