Lịch sử

LƯỢC SỬ DÒNG CÁT MINH

Hội Dòng Cát Minh xuất hiện vào cuối thế kỷ 12 từ một nhóm người Công Giáo bình thường như bao nhiêu người Công Giáo khác. Họ không phải là những người nổi tiếng và cũng không được biết đến với nhừng công trạng lớn lao nào. Họ chỉ là những người lữ hành và những người tham gia vào các cuộc thánh chiến theo lời kêu gọi của mẹ Hội Thánh lúc bấy giờ. Và sau những năm tháng chinh chiến ấy, họ cảm thấy mệt mỏi và khát khao sự quang lâm của Thiên Chúa, mà theo cách hiểu “khải huyền” của thời điểm đó sẽ xảy ra ở Giêrusalem. Với tinh thần đó, họ đã dành trọn phần còn lại của cuộc đời mình để tìm kiếm Thiên Chúa trong cô tịch và thinh lặng, trong cầu nguyện và chiêm niệm Lời Chúa trên núi thánh Cát Minh, theo tinh thần của đời sống đan tu lúc bấy giờ. Đó là những con người “Cát Minh” đầu tiên trong Giáo Hội.

Nhưng, trước khi được công nhận như một hội dòng với Tu Luật Sống, những người Cát minh tiên khởi này hoàn toàn tự do và tìm kiếm Thiên Chúa trong cô tịch và thinh lặng, qua việc chống trả với những cám dỗ của ma quỷ, những dục vọng của thể xác và đam mê của thế gian để đạt được sự hoàn thiện mà Thiên Chúa đã kêu gọi họ trong Tin Mừng “hãy trở nên hoàn thiện như Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn thiện”.

Từ giữa những năm 1206-1214 những đan sĩ Cát Minh đã xin Thánh Albert Avrogardo, Tổ phụ của thành Giêrusalem, đang sống ở St Jean d’Acre, cho họ một tu luật, kể từ đó cuộc sống thường ngày của họ được soi dẫn theo quy luật nhất định. Chính Tu Luật này đã diễn tả những đặc điểm riêng biệt đời sống của những ẩn sĩ Cát Minh mà không có một Hội dòng nào có.

Nhưng từ những năm 1220, cuộc sống của những ẩn sĩ Cát Minh bị ảnh hưởng bởi việc thiếu an ninh tại đất Thánh. Họ buộc phải di cư sang châu Âu, và các nước khác nhau như tại Síp, Sicily, Pháp và Anh. Và đến năm 1291, khi vùng St Jean d’Acre bị sụp đổ, các ẩn sĩ Cát Minh đã không còn hiện diện trên núi Cát Minh nữa. Trước những thay đổi của tình hình chính trị, tôn giáo trong môi trường sống mới, việc xin giảm chế tu luật sống để phù hợp với nhu cầu mới của giáo hội địa phương là cần thiết. Do đó vào năm 1247 các ẩn sĩ cát minh đã xin phép Đức Giáo hoàng Innocent IV giảm chế tu luật sống của họ. Điều đó cũng có nghĩa là họ phải chấp nhận một sự thay đổi không nhỏ trong đời sống của mình, từ nguồn gốc ẩn tu sang lối sống khất thực. Chính vì vậy, các tu sĩ Cát Minh có thể lập các tu viện của họ ở các thành phố và cống hiến mình để rao giảng lời Chúa và cử hành các Bí Tích giống như các dòng khất sĩ khác. Tuy nhiên, mãi cho tới công đồng Lyons lần thứ hai thì họ mới được chính thức nhìn nhận như là một hội dòng khất sĩ, cùng với các tu sĩ Ða Minh, Phanxicô và những tu sĩ dòng Thánh Augustine.

Chính từ đó lòng sùng kính tiên tri Ê-li-a của các tu sĩ Cát Minh mới bắt đầu dâng trào một cách mạnh mẽ, để rồi họ xem ngài như là cha đẻ của hội dòng vì những đặc điểm nổi bật của một lối sống vừa hoạt động và chiêm niệm phục vụ Thiên Chúa qua những công việc mục vụ và sự cô tịch. Đồng thời, họ phát triển lòng sùng kính Đức Maria và diễn tả nó qua danh xưng của hội dòng ngay từ thưở sơ khai cho tới thời điểm họ được thành lập ở Châu Âu, và được biết đến một cách rộng rãi là hội dòng “Các Anh Em của Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh.” Từ thời trung cổ, cuộc đời của một người Cát Minh được đánh dấu bởi sự khát khao bước theo Chúa Giê-su qua sự chiêm niệm, hoạt động và đời sống chung trong cộng đoàn. Để rồi từ đó những người Cát Minh Tê-rê-sa (OCD) nhìn nhận mẹ thánh Tê-rê-sa thành Avila như đấng khai sinh vì sự cải tổ thành công của mẹ trong hội dòng Cát Minh gốc hay Cát Minh nguyên thuỷ (O.Carm). Đây là một điều rất đặc biệt của nhánh Cát Minh Cải tổ vì đây là Dòng duy nhất có một người phụ nữ là người sáng lập và, khác với các Dòng khác có chi nhánh nam và nữ, các nữ tu được thành lập trước các anh em. Chúng ta không đi sâu vào cuộc thảo luận cũ về đặc sủng của nhà cải tổ và đặc sủng của người mẹ sáng lập, nhưng mong ước của Mẹ Tê-rê-xa chỉ là “muốn gìn giữ sự liên tục của tinh thần Cát Minh”. Cái mới không phải là quá khứ tự thân, nhưng tiến bộ, nhìn về tương lai, dẫn chúng ta nghĩ rằng Thánh Têrêxa “muốn sinh ra một phong cách mới của đời sống tôn giáo”, và bà luôn làm như vậy trong lòng trung thành với Giáo Hội .Những gì mà chúng ta vừa đề cập tới là một lời khẳng định đã được viết ra thành các điều trong Hiến pháp của Dòng, nơi chúng ta tự định nghĩa mình như là “một lối sống mới của một Dòng cổ đại đòi hỏi cả sự trung thành với tinh thần và truyền thống nguyên thuỷ của Cát Minh và liên tục phấn đấu sau đổi mới.” để đổi mới tinh thần nguyên thuỷ của Dòng Cát Minh là điêu cấm kị bởi Mẹ Thánh Têrêxa.

Năm 1599, Thánh Têrêxa có một thị kiến về địa ngục làm cho đời sống của người hoàn hảo hơn. Trong vòng bảy năm sau đó, cho đến cuộc thăm viếng của cha Rubeo, Tổng Quyền, vào năm 1566, lý tưởng của Mẹ Thánh đã được phát triển mạnh mẽ. Khái niệm sáng lập bắt đầu chiếm ưu thế so với cải cách. Nhưng trong lòng của mẹ vẫn còn sự khao khát trở về với lối sống nguyên thuỷ của Dòng Cát Minh và khát khao này đã được lan toả tới những đan viện do mẹ khởi sự và tâm hồn của những người con của mẹ. Chính sự khát khao này đã đặt nền tảng cho đan viện đầu tiên ở Avila năm 1562 với tước hiệu Thánh Giuse, nơi mà mối bận tâm duy nhất là Giáo Hội của Thiên Chúa và sự hiệp nhất trong Giáo Hội đó. Và với sự ra đời của các anh em cát Minh chân trần (OCD), đã xảy ra qua sự trợ giúp của Thánh Gioan Thánh Giá và Cha Antonio of Jesus in Duruelo, 28 Tháng Mười Một, 1568. Lòng khao khát và yêu mến Giáo Hội và cho sự cứu rỗi linh hồn, lý tưởng tông đồ và truyền giáo của mẹ thánh đã được phát triển trên một phương diện mới, cho tới ngày nay.