Thánh Albertô và Luật Nguyên Thủy của Dòng Cát Minh (17/09)

Thánh Albertô, Thượng Phụ Thành Giêrusalem

#Bánh cho đời: Mt 20, 25-28

Phụng Vụ Lời Chúa Lễ Kính Thánh Albertô – Đấng Ban Tu Luật cho Dòng Cát Minh, tập trung suy niệm vào vai trò người mục tử, người làm lớn, người đứng đầu, như là người đầy tớ của anh em, và là người phục vụ anh em. Phục vụ và thậm chí là hiến dâng chính mình khi cần thiết để đoàn chiên, để anh em mình được sống dồi dào.

Đó có lẽ cũng là tâm tình mà chúng ta mừng kính hôm nay – trước hết là tâm tình tri ân dành cho một vị cha tinh thần của nhà Dòng, và sau đó, là lời nhắc nhở về một sự phục vụ tận tuy đến quên mình cho Giáo Hội và cho sự tinh tuyền của những giá trị Tin Mừng của Chúa từ gương sáng cuộc đời thánh Albertô. Ước gì chúng ta nhìn lên ngài như là gương mẫu cho đời sống phục vụ và tận tuy của mình với Giáo Hội và với Chúa.

***

Thánh Albert thành Giêrusalem là một người Italy. Ngài được xem như là hậu duệ của những bá tước người Sabionete. Ngài được sinh ra khoảng năm 1150 tại “Castrum Gualterii”- hoặc còn gọi là Castel Gualteri trong giáo phận Guastalla..

Ngài trở thành nhân viên Tòa Thánh của Hội Thánh Giá Martare (Pavia) và được đề cử Viện trưởng của Mortara năm 1180. Bốn năm sau đó ngài được bổ nhiệm làm giám muc Bobbio, và được thuyên chuyển sang Vercelli năm 1185; tại đây ngài giữ chức vụ giám mục được 20 năm. Năm 1191, ngài chủ trì một hội nghị giáo phận mà những quy định kỷ luật của nó vẫn còn có sức ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Trong suốt thời gian này, ngài nổi tiếng như một nhà ngoại giao có tài: đó là kết quả từ một sự trung gian của ngài để kết nối Đức Giáo Hoàng Clement III và Frederick Barbarossa. Nhờ đó, Vua Henry IV đề cử ngài làm Hoảng Tử của Toàn Đế Quốc và mở rộng sự bảo vệ hoàng gia với những tài sản của Giáo Hội tại Vercelli,  năm 1194, ngài thực hiện cuộc thương thuyết hòa bình giữa hai thành phố Milan và Pavia; và năm 1199 ngài lần nữa là nhà kiến tạo hòa bình giữa Parma và Piacenza thay cho Đức Thánh Cha Innocent III.

Ngài rất tích cực trong những vấn đề của giáo hội; bản thân ngài đã viết lên những cấu trúc cho Giáo Luật của Cộng Đoàn thánh Stephen tại Biella năm 1194. Ngài cũng được mời làm người hòa giải giữa Đan Viện Phụ và Thị Trưởng của San’ Ambrogio tại Milan năm 1200, và năm 1201 ngài là một trong những người cố vấn được ủy thác soạn ra một luật cho nhóm Humiliati, nhằm giúp nhóm này trở thành một cộng đoàn Dòng Tu theo lệnh của Tòa Thánh.

Sau khi Godfrey thượng phụ Giêrusalem từ chức, thánh Albert được bầu làm nhân viên Tòa Thánh tại the Holy Sepulchere (nhà thờ mộ Chúa) để thay thế ông. Cuộc bầu cử được Đức Thánh Cha Innocent III thông qua ngày 17 thánh 02 năm 1205 viết rằng, “mặc dù ngài rất cần cho Giáo Hội tại Lombardy, và vì là một thành viên Tòa Thánh, chúng tôi có thể an tâm ủy thác cho ngài những vấn đề khó khăn nhân danh Giáo Hội.”[2] 

Ngày 16 tháng 06, Đức Thánh Cha gọi ngài và cắt cử ngài làm người đại diện của Tòa Thánh tại Đất Thánh  “đây là người từng trải, không ngoan và có khả năng”[3], và tiếp theo đến cuối năm  ngài nhận được dây Pallium và năng quyền cần thiết cho chức vị giám mục thượng phụ của ngài.

Thánh Albert đến Palestine đầu năm 1206 và sống tại Acre- Thủ đô “de facto” của vùng Đông Latinh, bởi vì Giêrusalem bị thống trị dưới chế độ người Saracen. Tại Vùng Đông, Ngài tiếp tục nổi tiếng là một nhà ngoại giao và sứ thần Tòa Thánh như ngài đã từng làm tại Châu Âu và tiếp tục giành được sự tín nhiệm cao nhất từ Đức Thánh Cha.

Ngài được mời tham dự Công Đồng Lateran IV, tuy nhiên, ngày 14 tháng 09 năm 1214 ngài đã bị ám sát trong khi đi rước kiệu. Hung thủ là chủ nhân của một Bệnh Viện trong vùng với tên gọi là Bệnh Viện Chúa Thánh Thần, vì trước đó ngài đã công khai trách mắng ông ta về hành vi đồi bại xấu xa.[4]

 

LUẬT THÁNH ALBERTÔ VÀ DÒNG CÁT MINH

Với những ai biết đến Dòng Cát Minh, có lẽ một trong những câu hỏi hay được họ đặt ra là: Ai đã lập nên Dòng Cát Minh? Và đấng ấy có phải là người viết Tu Luật cho họ không ? Có phải Luật Dòng Cát Minh do các Đấng tiên tri viết theo như truyền thuyết vẫn nói không?

Câu trả lời là không. Dòng Cát Minh không có một Đấng sáng lập cụ thể, và tu luật cũng không do một đấng sáng lập viết. Nếu như những nhà Dòng đường thời, như Dòng Biển Đức có tu luật do thánh Biển Đức viết và dòng Tên do thánh Inhaxio thành Loyola viết, thì Luật Dòng Cát Minh do một vị giám mục viết ra với quy luật độc đáo riêng của nó. Ngài là Giám Mục Albertô, thượng phụ thành Giêrusalem. Vì thế, bản quy luật này cũng được gọi là Luật Thánh Albertô, và đã được trao tặng cho các vị ẩn tu tại núi Cát Minh vào khoảng năm 1206 – 1214.

Sau khi vùng Đất Thánh bị rơi vào tay quân Sarasens, các vị ẩn sĩ Cát Minh đã di chuyển đến Châu Âu cùng với lối sống của họ và bản Luật Dòng Cát Minh được phê chuẩn và bổ sung bởi Đức Giáo Hoàn Innocent IV cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống ở Châu Âu.

Sau đây là bản văn tu luật đầy Thần Khí, rất ngắn gọn và quân bình ấy: 

(Số chương nằm trong các ngoặc vuông chỉ cho thấy những chương này không phải là phần trong bộ luật nguyên thủy. Phần do Đức Thánh Cha Innocent IV thêm vào được in nghiêng.)

  1. Albert, nhờ ơn Chúa được gọi làm Thượng phụ hội thánh tại Giêrusalem, gởi lời chào sức khỏe trong Thiên Chúa và phúc lành của Chúa Thánh Thần cho các anh em yêu dấu trong Đức Kitô, anh B. và những ẩn sĩ khác sống vâng phục người, cạnh suối Êlia, trên núi Cát Minh.
  2. Đã nhiều lần và bằng nhiều cách, các Thánh Phụ đã vạch rõ mỗi người, trong bất cứ bậc sống nào hoặc thuộc bất cứ đời sống tu trì nào đã lựa chọn, nên sống lệ thuộc vào Đức Giêsu Kitô và trung tín phục sự Người với một tâm hồn trong sạch cùng một lương tâm ngay lành.

  Nhưng đối với cha, anh em đã đến xin cha vạch cho anh em một quy luật sống phù hợp với mục đích khấn hứa của anh em, một bản luật anh em có thể tuân giữ từ nay; vì vậy:

  1. Trước hết, cha truyền cho anh em là anh em phải chọn ra giữa anh em một vị Bề trên, do sự nhất trí của mọi người hoặc với sự nhất trí của đa số của những người thành thạo hơn và trưởng thành hơn.

 

  1. Mỗi tu sĩ phải hứa vâng phục vị Bề trên và một khi đã tuyên hứa, phải cố gắng tuân giữ trong hành động,

 

         {Inn.} và cũng phải tuyên hứa đức khiết tịnh và từ bỏ mọi của riêng.

     4 a.{Inn} Anh em có thể dựng nhà dòng ở những nơi thanh vắng, hoặc những nơi nào người ta cho anh em, mà nơi      đó phù hợp và thuận tiện cho anh em giữ Luật dòng nếu Bề trên và những người anh em khác nhận thấy thích hợp.

  1. Tiếp đến, mỗi người trong anh em sẽ có một tu phòng riêng biệt tùy hoàn cảnh của những nơi mà anh em đã chấp nhận ở và phù hợp với sự xếp đặt của Bề trên và với sự đồng ý của các anh em khác hoặc của phần trưởng thành hơn trong các anh em.

       5a.{Inn}Tuy nhiên, anh em sẽ dùng bữa đã dọn cho anh em trong một phòng ăn chung, đồng thời cùng nhau nghe đọc Sách Thánh, khi việc này có thể          thu xếp cách thuận tiện.

 

  1. Không một anh em nào được phép ở tu phòng khác với tu phòng đã được chỉ định hoặc đổi tu phòng với một anh em khác, nếu không có sự ưng thuận của Bề Trên.

 

  1. Phòng của Bề trên phải ở gần lối vào nơi anh em ở ngài có thể là người đầu tiên gặp gỡ những ai tới, và tất cả những gì cần làm sau đó phải được thực hiện theo đúng quyết định và sự sắp xếp của người.

 

  1. Mỗi người sẽ ở trong tu phòng của mình hoặc gần đó, suy niệm luật Chúa đêm ngày và tỉnh thức cầu nguyện, trừ phi bận việc gì khác với lý do chính đáng.
9. {Alb} Những ai biết chữ và biết thánh vịnh, nên đọc được các giờ kinh theo giáo luật theo như các vị tiền nhân thánh thiện của chúng ta đã vạch ra và theo tập tục đã được Hội thánh phê chuẩn. Những ai không đọc được, {Inn} Những ai biết đọc được các giờ kinh phụng vụ và với các giáo sĩ thì nên đọc được các giờ kinh theo giáo luật theo như các vị tiền nhân thánh thiện của chúng ta đã vạch ra và theo tập tục đã được Hội thánh phê chuẩn.  Những ai không đọc được
thì phải đọc hai mươi lăm kinh Lạy Cha thay vào giờ kinh tối, trừ Chúa nhật và những ngày lễ trọng thì sẽ đọc gấp đôi số kinh đó, nghĩa là phải đọc năm mươi kinh Lạy Cha. Giờ Kinh Sáng sẽ đọc bảy kinh Lạy Cha, và mỗi giờ kinh khác cũng phải đọc bảy kinh, còn giờ kinh chiều thì phải đọc mười lăm kinh Lạy Cha.

 

 

  1. {Alb} Không anh em nào được nói của gì thuộc về riêng mình, nhưng tất cả đều là của chung cho mọi người và được phân ban cho mỗi người từ tay Bề trên hoặc từ tay người anh em mà Bề trên ủy thác trách vụ đó như Thiên Chúa đã ban cho anh em, phải lưu ý đến tuổi tác và nhu cầu của mỗi người.

{Inn} Anh em được nuôi lừa hoặc la tùy theo nhu cầu của anh em, và cũng có thể nuôi một ít gia súc gia cầm dùng làm thức ăn.

  1. Để cho tiện lợi và dễ dàng, anh em có thể xây cất một nhà nguyện ở giữa các tu phòng và anh em tụ họp tại đó vào mỗi buổi sáng để tham dự Thánh Lễ.
  2. Vào các Chúa nhật, hoặc những ngày khác nếu cần thiết, anh em nên cùng nhau thảo luận những vấn đề về giữ luật cũng như về ích lợi thiêng liêng của anh em; nhân dịp này, những sự vô ý và thiếu sót của anh em, nếu thấy có phần lỗi do chủ quan, cũng nên được sửa lỗi trong yêu thương.

 13. Anh em phải giữ chay mỗi ngày, trừ các Chúa nhật, từ lễ Suy Tôn Thánh Giá cho đến lễ Phục Sinh, trừ những lúc đau bệnh hay những lúc yếu sức, hoặc có lý do chính đáng, hãy xin miễn thứ việc ăn chay; vì khi cần thiết thì không có luật ràng buộc.

 

14. {Alb} Anh em phải kiêng thịt, trừ những lúc đau yếu cần dùng thịt để bồi dưỡng {Inn} Anh em phải kiêng thịt, trừ những lúc đau yếu cần dùng thịt để bồi dưỡng. Nhưng vì khi anh em đi đường lúc ở bên ngoài nhà Dòng, lắm khi anh em phải xin ăn, để khỏi phiền cho những người đón tiếp anh em, anh em có thể dùng những món ăn nấu với thịt. Tuy nhiên, khi đi biển thì không ăn thịt.

 

  1. Bởi vì đời sống con người trên mặt đất là một cuộc thử luyện, và những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô phải chịu bách hại, và cũng bởi vì ma quỷ kẻ thù của anh em hằng lượn quanh như sư tử gầm rống tìm mồi cắn nuốt, vậy anh em phải hết sức thận trọng mang lấy áo giáp của Thiên Chúa để chống trả những mưu mô của địch thù. Hãy thắt lưng bằng dây khiết tịnh; hãy tăng sức mạnh tâm hồn anh em bằng những tư tưởng thánh thiện, vì có lời chép rằng: chính tư tưởng thánh thiện sẽ gìn giữ anh em. Hãy mặc lấy áo giáp công chính sao cho anh em yêu mến Chúa là Thiên Chúa của anh em hết lòng, hết tâm hồn, hết sức lực, và yêu mến tha nhân như chính mình vậy. Trong tất cả mọi sự, hãy mang lấy khiên mộc đức tin để giúp anh em dập tắt mọi tên lửa của tà thần, vì không có đức tin, không thể đẹp lòng Thiên Chúa. Cũng hãy che đầu bằng mũ ơn cứu độ, sao cho anh em chỉ trông đợi ơn cứu độ do một mình Đấng Cứu Thế, Đấng giải thoát dân Người khỏi tội lỗi. Đồng thời, ước gì lưỡi gươm thần, là chính Lời Chúa, hằng ở luôn nơi môi miệng và tâm hồn anh em. Hãy để Lời Chúa đồng hành với anh em trong tất cả những gì anh em thực hiện.

 

  1. Anh em phải làm việc để ma qủy luôn thấy anh em bận rộn, kẻo sự nhàn rỗi của anh em mở lối cho ma qủy xâm nhập vào linh hồn anh em. Về điểm này, anh em có lời giảng cũng như gương sáng của Thánh Phao-lô Tông Đồ, mà Chúa Giêsu Kitô đã dùng miệng người phán bảo, và Thiên Chúa đã đặt người làm nhà rao giảng, dạy dỗ các dân trong đức tin và chân lý; nếu anh em theo người thì anh em sẽ không thể lầm lạc. Người nói: Đang khi ở giữa anh em, chúng tôi đã lao động đêm ngày nhọc nhằn vất vả để khỏi nên gánh nặng cho anh em. Không phải chúng tôi không có quyền được cấp dưỡng, nhưng vì chúng tôi có ý nêu gương cho anh em bắt chước. Vì khi chúng tôi còn ở với anh emchúng tôi đã tuyên bố rằng ai không làm việc thì đừng ăn. Vậy mà chúng tôi nghe nói trong anh em có những kẻ ăn không ngồi rồi, chẳng làm việc gì mà việc gì cũng xen vào. Vậy nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền cho anh em hãy ở yên mà làm việc để lấy của nuôi thân. Đó là con đường tốt lành thánh thiện, anh em hãy noi theo.

 

  1. Thánh Tông đồ nhắn nhủ chúng ta phải giữ thinh lặng khi người truyền cho chúng ta làm việc trong thinh lặng. Và Đấng tiên tri cũng minh thị rằng: Thinh lặng là hoa trái của đức công chính. Ở chỗ khác người dạy: Dũng lực của anh em hệ tại ở thinh lặng và cậy trông.

        Bởi đó cha truyền cho anh em giữ thinh lặng từ sau Kinh Tối cho đến hết giờ Kinh Nhất ngày hôm sau, trừ khi một số việc cần thiết hay lý do                      chính đáng, hay bề trên cho phép thì có thể không giữ thinh lặng.

        Thời gian còn lại, mặc dầu luật giữ thinh lặng không nhiệm nhặt bằng, nhưng anh em cũng cố gắng tránh nói nhiều. Vì như Kinh thánh có chép và            kinh nghiệm cho thấy: Nói nhiều không tránh khỏi tội lỗi, ai nói năng không cân nhắc sẽ lãnh nhiều hậu quả xấu; và ở chỗ khác: Ai nói nhiều thì làm                    tổn thương linh hồn mình. Trong Phúc Âm, Chúa cũng phán: Đến ngày phán xét, người ta phải trả lẽ về tất cả những lời bừa bãi mình đã nói. Vậy, mỗi người        hãy cân nhắc lời nói của mình kẻo lưỡi sẽ làm cho mình sa ngã mà không chỗi dậy nổi cho tới chết. Hãy noi gương Đấng tiên tri canh giữ đường lối mình       kẻo phạm tội do miệng lưỡi và chú trọng giữ thinh lặng, vì trong thinh lặng người ta mới có được đức công chính.

 

  1. Còn con, hỡi anh B., và tất cả những ai sẽ được đặt làm Bề trên sau anh làm Bề Trên, hãy luôn tưởng nhớ và sống những điều mà Chúa đã phán trong Phúc Âm: Ai muốn làm kẻ lớn trong anh em, thì sẽ làm tôi tớ của anh em, và ai muốn làm người đứng đầu trong anh em, thì sẽ làm nô lệ cho anh em.

 

  1. Về phần các anh em khác, hãy khiêm tốn tôn trọng Bề trên của mình, không phải vì cá nhân người, nhưng vì chính Đức Kitô, Đấng đã đặt người trên anh em và đã phán cùng các thủ lãnh Hội thánh rằng: Ai nghe anh em là nghe Thầy; ai khinh anh em là khinh Thầy; nếu anh em ý thức điều này, anh em sẽ không bị phán xét vì đã khinh dể, nhưng sẽ được ân thưởng đời sống vĩnh cửu do vâng phục.

 

  1. Cha đã soạn vắn tắt những điều này để vạch cho anh em một mẫu luật để sống. Nếu ai thi hành nhiều hơn nữa thì chính Chúa khi Người tái lâm lần thứ hai sẽ ân thưởng. Tuy nhiên, không nên vượt quá sự cẩn trọng vì nó hướng dẫn các nhân đức.

 

[1] Huge Clarke, O. Carm., and Bede Edward, O.C.D., THE RULE OF SAINT ALBERT, Aylesford and Kensinton 1973, P. 12-13.

[2] Cf. the acts of Innocent III in Migue’s Patrologia Latina vol, 215, col. 540.

[3] Cf. T. HALUSCYNSKJ, Acta innocent III, Rome 1944, pp. 306-306.

[4] I am indebted to Fr. Albert: Cf. his article Alberto patriarcha di Gerusalemme, in Santi dei Carmelo, Rome 1972, pp. 1572-1599, printed from Bibliotheca Sanctorum vol. 1, Rome.

sưu tầm và hiệu đính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *