MẸ THÁNH TÊRÊXA AVILA TRONG NƯỚC TÂY BAN NHA VÀO THẾ KỶ 16
- Đất nước Tây Ban Nha mà Têrêxa biết đến dường như được tái hiện gần đây. Nó được thống nhất về mặt lãnh thổ sau cuộc chinh phục Granada vào năm 1492 và sự gắn bó sau đó của Navarra vào năm 1512, trong đó có cha của Têrêxa , ông Don Alonso, và những người bạn tương lai khác của Têrêxa, đã có sự can thiệp. Sự thống nhất của quốc gia đã lên đến đỉnh điểm vào cuối cuộc đời của Têrêxa với sự hợp nhất của Bồ Đào Nha vào năm 1579. Mặc dù cuộc xâm lược này không kéo dài lâu thế nhưng nó vẫn có tác động đặc biệt đến cuộc đời của Têrêxa, cũng như đối với tình tiết bi thảm về cái chết của vua Don Sebastián ở Marruecos. Đặc biệt là đối với cuộc chiến tranh thôn tính sau đó. Là quốc gia của người Iberia, quốc gia đã thống nhất dưới thời các Quốc vương Công giáo là bà Isabel và ông Ferdinand. (Trong các bài viết của mình, Têrêxa không bao giờ ám chỉ đến Nữ hoàng Isabel, người mà đối với các nhà văn đương đại, là một hình mẫu phụ nữ xuất sắc.)
- Cũng trong thế kỷ này, cuộc đời của Têrêxa Avila có thể nói đã kéo dài qua hai triều đại vĩ đại: thời kỳ đế quốc của vua Charles V vào năm 1516 đến năm 1556, với việc mở rộng chân trời và biên giới một cách khải hoàn đến gần một nửa thế giới và sau triều đại của vua Philip II vào năm 1556 đến năm 1598, Têrêxa như bị quấy rối và lo lắng, căng thẳng, cảnh giác và kiểm soát. Mẹ thánh được sinh ra và giáo dục trong thời kỳ đầu tiên của giai đoạn lịch sử, tuy nhiên, hầu hết các hoạt động và nhân cách của mẹ thánh phát triển trong thời kỳ thứ hai. Điều đó cho thấy ngài đã hành động với một tâm lý đã được định hình trong thời kỳ đế quốc. Chẳng hạn việc Têrêxa nhìn thấy hoàng đế Charles trong bộ cánh hào hoa đi qua thành phố Avila, nơi mà hoàng đế đã hỗ trợ Mercado Chico trong một cuộc đua bò lớn khi ngài mới có 19 tuổi và chuẩn bị vào tu viện vào năm 1534. Mặt khác, có vẻ như ngài chưa từng gặp vua Philip II. (Bức thư mà Têrêxa thuật lại cuộc gặp gỡ cá nhân của mình với nhà vua là ngụy tạo.) Tuy nhiên, Têrêxa thể hiện cử chỉ tôn kính trong phần giới thiệu bức thư của mình gửi cho ông với tư cách là vua: ngài đã xưng hô với nhà vua như là một Hoàng thượng Công giáo và sự Thiêng liêng của Ngàn. Và những lần sau đó, ngài đã viết thư cho nhà vua với sự cởi mở, gần như thân mật. Mẹ thánh đã biết ơn nhà vua vì những ưu ái mà nhà vua đã dành cho công việc của mình với tư cách là người sáng lập. Cuối cùng, nhờ sự ưu ái của hoàng gia mà Têrêxa đã vượt qua được cuộc khủng hoảng và sự thù địch nghiêm trọng nhất mà công việc của mình như là cạm bẫy. Về phần mình, vào năm 1581, nhà vua đã ủng hộ mạnh mẽ (một hành động của hoàng gia tại tu nghị Alcalá) về việc hợp thức hóa dòng Cát Minh Têrêxa như một tỉnh dòng riêng biệt. Têrêxa duy trì mối quan hệ tốt đẹp không kém với tòa án, nhưng rồi ngài không thể che dấu về sự không hài lòng với tốc độ làm việc chậm chạp của bộ máy hành chính. Vì điều này, trớ trêu thay, đại diện toàn quyền, Mauricio Pazos, chủ tịch hội đồng Castile, được đặt biệt danh là El Pausado (Kẻ chậm chạp). Ông là người kế vị Covarrubias người được coi là siêng năng.
- Hầu hết các khu vực ở các tỉnh vẫn thể hiện cá tính riêng, mặc dù đã giảm đi rất nhiều do tòa án có xu hướng tập quyền về trung tâm. Thành Avila cũng xoay quanh trung tâm này ở thủ đô Madrid. Các khu vực được nhắc đến trong các tác phẩm của Têrêxa là hai khu vực đông dân nhất: Castile và Andalusia. Để đưa ra bằng chứng rõ ràng về những gì hiện diện nhiều nhất trong tâm trí của mình, một vài số dữ liệu đặc biệt là số liệu thống kê có thể giúp ích: Mẹ thánh đề cập đến Tây Ban Nha trong các bài viết của mình hầu như không đến 12 lần, Castile 18 lần và Andalusia 23 lần. Tuy nhiên, thế giới mà ngài có gắn bó đã quá đông dân cư bởi người Castilian. Têrêxa đã và cảm thấy như một người Castilian. Castile không tiếp cận biển. Mẹ chưa bao giờ nghĩ về biển, mặc dù mẹ đã nhắc đến nó nhiều lần.
- Vào thời của Têrêxa, Castile không còn được coi là một vùng khép kín như trước đây nữa mà nó đã được mở ra như là một không gian rộng lớn hơn: đến những chân trời châu Âu, đến Ý, Pháp và Flanders (Têrêxa sẽ đặc biệt nhạy cảm với những diễn biến ở Pháp; và đối với những người theo đạo Tin Lành Luther, và cả với thế giới châu Phi (mặc dù ngài không bao giờ nhắc đến châu Phi một cách rõ ràng, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn mẹ luôn lo lắng về châu Phi và người Thổ Nhĩ Kỳ). (và Châu Âu Têrêxa hướng đến Địa Trung Hải và phương Tây, và bây giờ với cái nhìn của mẹ hướng nhiều hơn về châu Đại dương và Ấn Độ mới được phát hiện ở phương Tây. Têrêxa không chỉ đau khổ vì sự sụp đổ của Thiên Chúa Giáo mà còn đặc biệt nhạy cảm với bức tranh toàn cảnh rộng lớn của Châu Mỹ và các vấn đề ở đó. Từ khi còn trẻ, Têrêxa đã theo dõi dòng người di cư trẻ tuổi từ Avila, và hầu hết tất cả các anh trai của mẹ, đến các vùng đất của Châu Mỹ. Mặc dù mẹ vẫn luôn duy trì mối quan hệ thân thiết với họ. Và rồi cũng nhờ một trong số những người di cư đó, Têrêxa đã nhận được tiền hỗ trợ cho việc xây dựng cộng đoàn Cát Minh đầu tiên. Và khi nhà truyền giáo Cha Maldonado đến Avila và tiết lộ vấn đề khó khăn của nhưng người di cư đến Châu Mỹ, Têrêxa đã áp dụng một thái độ tinh thần được xác định rõ ràng trong chìa khóa nhân bản, Thiên Chúa Giáo và truyền giáo. Một cách cửa mới đã được mở ra cho ngài rỏ ràng hơn và ngài đã được biến đổi thành một người Avila đích thực với cái nhìn thực tế hơn về thế giới Châu Mỹ mới được khám phá. Ở những chi tiết nhỏ, sự trao đổi qua lại của Têrêxa đã làm dấy lên những tin tức về những thứ đến từ Châu Mỹ, chẳng hạn như khoai tây, nhựa thông, cây dương và dừa. Ngài đã trình bày về sự dính líu cá nhân của mình vào sự thật lịch sử đó ở một bình diện cao hơn: “Tôi rất lo lắng cho những người da đỏ đó”.
- Ở Tây Ban Nha theo chế độ quốc vương của thế kỷ 16, thành Avila không có tiếng tăm gì, từ sự kiện vua Henry IV bị truất ngôi mang tính biểu tượng và mối liên hệ chặt chẽ của nó với cuộc chiến của các thường dân địa phương, với sự trị vì của Santa Junta ở Avila, sau Toledo (1521). Castile (và toàn bộ Tây Ban Nha) tiếp tục nghèo do phải đối mặt liên tục với các nạn đói và dịch bệnh. Trước đó, bệnh cúm toàn cầu cũng đã tấn công làm Têrêxa gục ngã (1580). Nó đã trải qua những khó khăn lớn đối với thương mại nội địa và vì sự khó khăn trong việc đi lại: Têrêxa sẽ phải đi bộ và đi lại trên những con đường này rất nhiều! Tầng lớp trung lưu đã xuất hiện, bao gồm các nhà thầu và chủ ngân hàng có quan hệ quốc tế dễ dàng với (Cộng hòa Genoa, Pháp, Đức, Mỹ), nhưng điều đó cũng ít mang lại lợi ích cho nội bộ quốc gia. Những khó khăn lớn lao trong giao điểm của cuộc sống và các mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo. (Chỉ cần nhắc lại trường hợp của cha mẹ của Gio-an Thánh giá cũng đủ thấy điều đó.) Sự gia tăng của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật và những nhân vật xấu xa, với những nhóm cướp đáng kể ở các khu vực cụ thể, đây được coi là một hệ thống đàn áp vững chắc: việc treo cổ hoặc các tù nhân nô lệ trên các thuyền chèo. Ở Tây Ban Nha, cũng như ở các khu vực khác của châu Âu, hiện tượng xã hội bên lề của chế độ nô lệ vẫn tồn tại nhưng chỉ là không xuất hiện trong gia đình Don Alonso mà là trong môi trường của ông. (Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện về những người nô lệ do Christopher Columbus mang đến qua một trong những chuyến đi của ông và sau đó được Nữ hoàng Isabel “giải thoát” bằng chi phí của chính bà.)
- Trong Cuốn Tiểu Sử Tự Thuật, mẹ thánh chỉ trích ba giá trị sai lầm lớn của xã hội lúc đó: việc sùng bái thanh danh; sự ham muốn về tiền bạc; và cái ngài gọi là tìm kiếm thú vui (L 20). Khiến [linh hồn] cũng muốn kêu lên để cho biết mình bị lừa dối như thế nào – đôi khi nó cũng muốn làm như vậy, vì hàng ngàn sự bắt bớ trút lên đầu nó (L 20, 25). Sự sùng bái danh dự- thứ danh dự đáng nguyền rủa mà Têrêxa viết bắt nguồn từ luật về sự thuần khiết của dòng máu. Ngài sẽ phản đối những điều này và sẽ không khuất phục trước những đòi hỏi của xã hội về sự trong sạch của dòng máu; Mẹ đã không có chỗ cho họ trong Hiến pháp của mình. Trong từ vựng của mình, mẹ cũng không có chỗ cho ý tưởng “Thiên Chúa Giáo cũ và mới”. Ngài chế giễu, như chúng ta sẽ thấy, những biệt ngữ xung quanh các tước hiệu và cách đối xử trong xã hội, nhưng Têrêxa sẽ chia sẻ với quần chúng sự tôn kính đến tột độ đối với con người của nhà vua. Và mẹ thánh chắc chắn sẽ tham gia vào hệ thống các tầng lớp xã hội tạo nên khuôn khổ của quốc gia, như chúng ta sẽ thấy trong chủ đề tiếp theo.
Trích từ sách: Thánh nữ Tê-rê-xa Avila, 100 Chủ Đề Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp.
Dịch giả: Lm. Phaolô Nguyễn Công Vinh, OCD.